19 Tháng Mười Hai 2024
Thông tin tuyên truyền

PHÂN LOẠI RÁC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ XỬ PHẠT ?

Chuyên mục: Thông tin tuyên truyền | Người đăng: Phạm Vũ Mai Nam | Ngày đăng: 24/08/2022 | Số lần xem: 1091

Rác thải chỉ có thể xử lý triệt để khi được phân loại. Việc làm này cũng góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp. Để việc phân loại rác nguồn được thực thi nghiêm ngặt, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

Các quy định về xử phạt phân loại rác nguồn theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP

Các quy định về xử phạt phân loại rác nguồn theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP

Làm gì để không bị phạt?

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định, phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình. CTRSH sinh từ hộ gia đình, cá nhân sẽ phân loại theo nguyên tắc như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; CTRSH khác.

Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

- Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng CTRSH sau khi thực hiện phân loại phải lưu giữ vào các bao bì riêng theo từng loại và chuyển giao cho các tổ chức cá nhân có chức năng tương ứng; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi…

- Đối với thu gom, vận chuyển CTRSH, Khoản 3 Điều 77 Luật BVMT năm 2020 nhấn mạnh, cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp phường ,cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom CTRSH và công bố rộng rãi. Đồng thời có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của CTRSH khác theo quy định.

Phân loại rác tại nguồn là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.

Chung tay bảo vệ môi trường vì Quận 10 sạch, xanh và thân thiện môi trường!

In Đánh dấu và chia sẻ

Chuyên mục

Tranh cổ động