04 Tháng Năm 2024
Thông tin tuyên truyền

LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2/9

Chuyên mục: Thông tin tuyên truyền | Người đăng: Huỳnh Thị Thúy Oanh | Ngày đăng: 02/09/2023 | Số lần xem: 283

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một Nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Khoảnh khắc lịch sử, khi ngày Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 được Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam công bố. Từ đây khởi đầu cho một giai đoạn mới, một hành trình vĩ đại của Dân tộc Việt Nam. Cho tới tận hôm nay và mãi mãi sau này, ngày quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2/9 vẫn mang đậm những giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại sáng chói của cả Dân tộc Việt Nam.

Zalo

Hơn 2/3 thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại cuộc hành trình từ ngày 2/9/1945 đến nay, chúng ta thấy tầm nhìn chiến lược và tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong Tuyên ngôn Độc lập. Đó không chỉ là một bản tuyên bố thể hiện quyết tâm của một Dân tộc, mà còn là một kiệt tác văn hóa, một tài liệu pháp lý quan trọng mang giá trị vượt thời gian.Tuyên ngôn Độc lập là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau bằng việc luận dẫn những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với tinh thần đó, cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩđại, đã giành được những thành tựu to lớn trong đấu tranh thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới. Đối với mỗi người dân Việt Nam, Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn sống mãi, không chỉ bởi giá trị lịch sử, pháp lí mà còn bởi giá trị nhân văn về quyền con người và quyền dân tộc.

Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo

Nhắc đến ngày lễ Quốc Khánh 2/9 trong trái tim mỗi người Việt Nam lại bùng lên những cảm xúc thiêng liêng, xúc động, niềm tin kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Ngày Quốc Khánh 2/9 như một mốc son chói lọi, như một “chứng nhân lịch sử” dù thời gian đã trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với bản tuyên ngôn bất hủ không chỉ bởi giá trị lịch sử, pháp lí mà còn bởi giá trị nhân văn về quyền con người và quyền dân tộc.

In Đánh dấu và chia sẻ

Chuyên mục

Tranh cổ động