KỶ NIỆM 82 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM (6/6/1941-6/6/2023)
Chuyên mục: Thông tin tuyên truyền |
Người đăng:
Huỳnh Thị Thúy Oanh |
Ngày đăng: 06/06/2023 |
Số lần xem: 785
Chính phủ đã ban hành quyết định số 772/QĐ-TTg, ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 6/6 là Ngày truyền thống Người cao tuổi (NCT) Việt Na) để động viên NCT tiếp tục phát huy truyền thống, kinh nghiệm, nhiệt huyết, giá trị tinh thần cho thế hệ kế tiếp.
Trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, NCT được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm (Luật NCT tại Điều 6 ghi rõ “Ngày 6/6 hằng năm là Ngày NCT Việt Nam”; Chính phủ đã ra quyết định số 772/QĐ-TTg, ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 6/6 là Ngày truyền thống NCT Việt Nam) để động viên NCT tiếp tục phát huy truyền thống, kinh nghiệm, nhiệt huyết, giá trị tinh thần cho thế hệ kế tiếp.
Ngày 6/6/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư “kính cáo đồng bào” và “Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão” kêu gọi toàn dân đoàn kết thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc; nêu rõ vai trò, trách nhiệm của phụ lão “Trách nhiệm của các vị phụ lão với trách nhiệm đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão xây dựng, đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất, phụ lão cứu, nước suy sụp, phụ lão phù trì, nước nhà hưng, suy, tồn, vong phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề…Nước nhà lo các cụ cùng phải lo. Nước nhà vui các cụ đều cùng vui (Hồ Chí Minh, Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão 6-1941). Người cho rằng NCT trong một tổ chức là một yêu cầu cấp thiết.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NCT Việt Nam đã kế thừa, phát huy truyền thống từ Hội Phụ lão cứu quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Hội NCT Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò trong đời sống xã hội.
Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam diễn ra với mong muốn nâng cao nhận thức về những vấn đề liên quan ảnh hưởng đến người cao tuổi như việc lạm dụng sức khỏe người cao tuổi. Ngày này cũng nhằm mục đích ghi nhận đóng góp mà người cao tuổi đã giúp cho xã hội phát triển hơn.
Tôn trọng người cao tuổi là thể hiện tục uống nước nhớ nguồn, trọng nhân nghĩa của người Việt Nam. Ý nghĩa này sẽ được giữ gìn và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, là biểu hiện của đạo hiếu, kính yêu ông bà, cha mẹ trong gia đình và dòng họ. Kính già yêu trẻ là phương châm sống của những người có văn hóa trong xã hội./.